Trẻ 7 Tháng Bị Táo Bón Mẹ Nên Làm Gì?
Bé Bồng
CN 16/06/2024
Trẻ 7 Tháng Bị Táo Bón Mẹ Nên Làm Gì?
Trẻ 7 tháng bị táo bón là tình trạng chung, dễ dàng gặp phải ở những đứa trẻ trong giai đoạn bắt đầu ăn dặm. Trong giai đoạn này, bé chuyển từ việc bú hoàn toàn sữa mẹ sang kết hợp thêm việc ăn dặm, chế độ ăn uống cũng được bổ sung thêm những món ăn mới lạ. Vậy trẻ 7 tháng bị táo bón mẹ nên làm gì, bổ sung thực phẩm nào tốt? Trong bài viết dưới đây, Bé Bồng sẽ giải đáp câu hỏi đó.
Táo Bón Ở Trẻ 7 Tháng Là Gì?
Chứng táo bón rất dễ xảy ra ở hầu hết trẻ em trong giai đoạn 7 tháng tuổi. Tình trạng này xảy ra do lượng phân bị một phần nước hấp thụ lại, vón cục rất khô ở thể rắn, di chuyển rất chậm khiến việc đi đại tiện của con trở nên khó khăn, bé phải cố rặn khiến hậu môn đau rát, thậm chí có thể chảy máu.
Bố mẹ sẽ dễ nhận ra chứng táo bón ở bé nếu thường xuyên quan tâm con, thấy thời gian đi vệ sinh kéo dài và mỗi lần đi khiến bé khó chịu. Hiện tượng này diễn ra thường xuyên, kéo dài sẽ có thể làm cho bé bị ám ảnh, sợ hãi, hay khóc mỗi khi đi vệ sinh, điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh nên tìm ra nguyên nhân để kịp thời áp dụng biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả trị chứng táo bón cho trẻ.
Nguyên Nhân Trẻ 7 Tháng Bị Táo Bón
Hầu hết các bé gặp chứng táo bón khi mới 7 tháng tuổi đều xuất phát từ những nguyên nhân chính sau:
Hệ Vi Sinh Đường Ruột Bị Mất Cân Bằng Vai trò chính của hệ vi sinh đường ruột là làm mềm và giúp phân ẩm hơn, dễ dàng được đào thải ra ngoài. Việc không còn bú hoàn toàn bằng sữa mẹ và phải ăn những thực phẩm mới khiến hệ vi sinh đường ruột chưa kịp thích nghi, dẫn đến tình trạng mất cân bằng vi sinh đường ruột, khiến bé dễ bị táo bón.
Chế Độ Dinh Dưỡng Khẩu phần dinh dưỡng mà mẹ chuẩn bị cho quá trình ăn dặm của trẻ vô tình bị mất cân bằng. Mẹ quá chú ý đến thực phẩm chứa nhiều protein, chất đạm và tinh bột mà quên mất việc thêm vào chất xơ, hoặc chất xơ có trong khẩu phần ăn quá ít. Điều này là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chứng táo bón của trẻ vì thiếu chất xơ.
Trẻ Bị Thiếu Nước Bước vào giai đoạn ăn dặm, trẻ không được bú sữa mẹ nhiều như trước, khiến lượng nước cung cấp từ sữa mẹ cho trẻ bị giảm dần và gây nên chứng táo bón.
Sữa Công Thức Không Phù Hợp Không phải loại sữa công thức nào tốt thì sẽ tương thích với mọi trẻ em. Việc lựa chọn một loại sữa công thức không phù hợp với hệ tiêu hóa của bé sẽ là một trong những nguyên nhân gây chứng táo bón, khó tiêu cho bé 7 tháng tuổi.
Chế Độ Ăn Uống Của Mẹ Mặc dù đang chuyển sang bắt đầu ăn dặm, nhưng bé vẫn cần được duy trì bú sữa mẹ. Vì thế, mẹ cần cẩn thận trong việc ăn uống vì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sữa tiết ra và tham gia vào quá trình tiêu hóa của trẻ.
Việc mẹ ăn nhiều thức ăn khó tiêu, đồ cay, nóng, không đầy đủ dinh dưỡng, thiếu nước,... sẽ khiến nguy cơ táo bón của con trẻ tăng cao.
Cách Cải Thiện Chứng Táo Bón Ở Trẻ 7 Tháng
Sau khi biết được nguyên nhân chứng táo bón, bố mẹ có thể dựa vào đó để có những phương pháp khắc phục kịp thời và hiệu quả. Dưới đây là một vài gợi ý giúp cải thiện chứng táo bón ở trẻ 7 tháng:
Dùng Nước Ấm Để Ngâm Hậu Môn Cho Trẻ Phương pháp dùng nước ấm này giúp kích thích cơ ở vùng hậu môn, đồng thời cũng thúc đẩy nhu động ruột hoạt động tốt hơn, tạo điều kiện giúp trẻ đi vệ sinh dễ dàng hơn.
Cung Cấp Lượng Nước Đủ Cho Nhu Cầu Của Trẻ Theo các chuyên gia dinh dưỡng trẻ em, vào giai đoạn 7 tháng tuổi, bé cần bổ sung khoảng 100 ml nước mỗi ngày, tùy vào cân nặng cơ thể bé. Hơn nữa, dù bước vào giai đoạn ăn dặm, nhưng với trẻ 7 tháng tuổi, mẹ chỉ nên cho con tập làm quen với ăn dặm từ 1 đến 2 bữa trong ngày, và vẫn ưu tiên sữa mẹ, sữa công thức là chủ yếu để bé dễ dàng đi vệ sinh hơn.
Mẹ nên lưu ý rằng, bé chỉ mới 7 tháng và chưa thể uống nước lọc hay nước hoa quả. Tốt nhất chỉ nên bổ sung nước từ nguồn sữa mẹ, đảm bảo lượng sữa mẹ cung cấp đủ nước mà cơ thể bé cần, giúp tăng khả năng tiêu hóa thức ăn, làm mềm phân, giúp bé đi ngoài dễ dàng.
Chọn Sữa Công Thức Phù Hợp Với Thể Trạng Của Trẻ Trong quá trình bổ sung sữa ngoài, mẹ nên chú ý những thay đổi và biểu hiện của bé sau khi uống. Nếu xuất hiện tình trạng táo bón, ỉa chảy, nôn trớ, không chịu uống,... thì mẹ nên ngưng và hỏi ý kiến bác sĩ. Tốt hơn hết, bậc phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng sữa bổ sung, vì đây là giai đoạn nhạy cảm và đầu đời của trẻ.
Cho Bé Vận Động Hợp Lý Vận động sẽ giúp quá trình đào thải ở trẻ dễ dàng và thuận tiện hơn. Mẹ nên chơi đùa cùng trẻ, tránh để bé thụ động, ngồi yên một chỗ quá lâu. Tuy nhiên, sau khi bé ăn no thì cần được nghỉ ngơi, không nên chơi đùa ngay, và mẹ cũng không để bé mải mê lo chơi mà quên việc chính là ăn uống.
Mát-xa Bụng Cho Bé Mát-xa bụng là một trong những phương pháp hiệu quả, kích thích nhu động ruột của trẻ. Mẹ có thể tham khảo cách mát-xa bụng cho trẻ dưới đây:
Đầu tiên, chà xát lòng bàn tay vào nhau để tạo hơi ấm. (Để đạt hiệu quả tốt hơn, mẹ có thể nhỏ thêm vài giọt dầu gió vào lòng bàn tay rồi xoa đều).
Đặt trẻ nằm ngửa, sử dụng đầu ngón tay và dùng một lực nhẹ từ từ ấn lên bụng bé thành hình chữ U ngược. Bắt đầu từ phía dưới bên trái, di chuyển lên trên rồi kéo ngang qua trên rốn, sau đó tiếp tục di chuyển xuống dưới.
- Thực hiện mát-xa từ 10 – 15 lần và làm 2 – 3 lần/ngày.
Chế Độ Ăn Uống Hợp Lý Cuối cùng, chế độ ăn uống và dinh dưỡng là phần không thể thiếu giúp trị táo bón ở trẻ. Bậc phụ huynh nên bổ sung nhiều loại rau xanh, quả chín và trái cây vì chúng chứa nhiều chất xơ và vitamin. Một số thực phẩm trị táo bón cho trẻ mà mẹ có thể bổ sung như: khoai lang, mồng tơi, bột ngô, bột sắn dây, sinh tố bơ chuối,...
Mẹ nên sử dụng các thức ăn dễ tiêu hóa cho trẻ, đặc biệt là sữa chua bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột. Bên cạnh đó, bé cần được bổ sung thêm các vi chất cần thiết như: Vitamin B1 và B6, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C), Selen, Crom, Gừng... giúp kích thích bé ăn ngon miệng, cải thiện vị giác, đạt cân nặng, chiều cao đúng chuẩn, giúp hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các bệnh lý về tiêu hóa.
Kết Luận
Trẻ 7 tháng bị táo bón không còn xa lạ và trở thành nỗi lo lắng của bố mẹ. Với những chia sẻ thông tin hữu ích này, bậc phụ huynh sẽ không bị lúng túng và sớm chữa trị cho con kịp thời. Việc hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp phù hợp sẽ giúp bé vượt qua giai đoạn khó khăn này một cách nhẹ nhàng và hiệu quả, đảm bảo sự phát triển toàn diện và khỏe mạnh cho bé yêu.